Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Bánh bèo Huế từ bột gạo

Bánh bèo




Trước đây, mình toàn đi ăn bánh bèo Đà Nẵng, nhưng một lần vô tình vào trúng quán người Huế, và được thưởng thức món bánh bèo chén mỏng. Cảm nhận của riêng mình là bánh ngon, ăn không ngán. Vậy là mình mày mò, và hôm nay ra đời món bánh bèo này.

Nguyên liệu 


Phần 1 - Vỏ bánh

400g bột gạo Tài Ký
(ngon và mềm bánh hơn bột gạo lọc)
2 tbsp bột năng
1 lít nước (600ml nước lọc, 400ml nước sôi)
1/2 tsp muối

Phần nước có thể giảm lại 100ml để bột đặc hơn.

Phần 2 - Nhân bánh


Nhân tôm khô cháy

200g tôm khô
10 tép tỏi băm nhuyễn
1 tbsp nước mắm
1/2 tsp bột ngọt
2 tbsp dầu gấc hoặc dầu màu điều


Nhân tôm tươi cháy

500g tôm tươi
10 tép tỏi
1 tbsp nước mắm
1/2 tsp bột ngọt
2 tbsp dầu gấc hoặc dầu màu điều

Nhân thịt

200g thịt nặc dăm xay nhuyễn
3 tai nấm mèo
2 củ hành tím băm
Tiêu
Bột ngọt
1/2 tsp đường
3 tbsp dầu màu điều




 1. Nhân tôm tươi chà bông
 2. Nhân tôm khô chà bông
 3. Nhân thịt
 Hành lá khử dầu
 Hành tím phi vàng
 Đậu phộng rang giã nhỏ
 Bánh tráng chiên bẻ vụn 
 Đồ chua
 Chả Huế



Nhân tôm thịt Đà Nẵng

200g tôm tươi bóc vỏ, lấy chỉ lưng, thái hạt lựu
200g thịt nạc dăm xay, thịt nạc dăm có cả thịt và mỡ.
1/2 củ hành tây
Hành lá,  hành tím 8 củ, Muối, tiêu, bột ngọt
1 tsp bột gạo
Đậu phộng rang giã nhỏ
100ml nước 


Phần 3 - Nước mắm


- 200ml nước lọc 
- 4 tbsp nước mắm nguyên chất
- 1 tbsp đường cát.

Mắm nêm nhạt, có vị ngọt vừa phải.


Cách làm 

1. Vỏ bánh 

Nếu là bánh Huế thì đổ vào khuôn nhôm mỏng.

Bánh Đà Nẵng thì đổ vào chén. Tuy nhiên, bánh Đà Nẵng thì người ta đổ bằng bột gạo tươi, và cảm giác ăn mau ngán hơn.
-  Gạo, bột năng ngâm với 600ml nước lã để 30p cho gạo nở
- Cho tiếp 400ml nước sôi vào để gạo nhanh nở để tiếp 30p nữa. Tuy nhiên cách này bánh không xoáy, và bánh cứng và không dẻo bằng bánh ngâm gạo qua đêm. Gạo ngâm lâu cũng giúp bánh nhanh chín hơn.


Nếu gạo ngâm qua đêm thì sáng ra nên đổ lớp nước trong bên trên ra,  và cho vào lượng nước tương ứng bằng lượng lấy ra, để 30p đổ tiếp nước trong lần 2 và thêm vào lượng tương ứng.
Muốn bánh mềm thì thêm nước vào, còn muốn cứng thì giảm nước lại.
Cách này giúp bánh mau chín, xoáy đẹp.
- Cho nước vào nồi đun sôi chuẩn bị xửng hấp, nên cho nước vào 2 phần nồi để nước bốc hơi nhiều nhanh chín.
- Đun trên lửa lớn để nước bốc hơi nhiều. Mình sử dụng lửa lớn nhất.
- Múc bột ra từng chén cho vào nồi hấp 4-5p thấy bánh trong là lấy ra. Bánh đẹp là bánh có độ xoáy giữa chén



2. Nhân bánh

Nhân tôm tươi

Tôm bỏ đầu, có thể để vỏ hoặc bỏ vỏ.

Hấp tôm khoảng 5-10 phút.

Xay tôm

Khử dầu với tỏi cho thơm, cho bột điều vào. Cho tôm xay vào ngay để bột điều khỏi cháy đổi màu. Nêm mắm, bột ngọt vào.

Cháy đến khi tôm khô lại với lửa nhỏ.


Nhân tôm khô

Rửa tôm sạch, Ngâm tôm với nước ấm, lượng nước phải gấp đôi tôm, vớt ra để ráo.

Tôm xay hoặc giã nát, hoặc dùng dao băm nhuyễn.

Khử dầu ăn, cho hành tím phi thơm. Nếu muốn hành giòn thì phi vừa tới đừng quá vàng sẽ không giòn, vớt ra để ráo dầu.

Cho tiếp hành lá vào tắt bếp liền. Vớt ra cùng với ít dầu ănC

Cho tôm giã nát vào xào ở lửa trung bình, cho mắm, bột ngọt vào xào, đảo liên tục cho tôm vàng khô đều. Nếu muốn có màu đẹp thì thêm màu đỏ của hạt điều hoặc màu gấc đã được xào qua dầu ăn.

Tôm đạt là tôm chuyển sang màu nâu và dậy mùi thơm. Tắt bếp để nguội rồi cất trữ,  không nên cất khi nóng sẽ bị dịu lại.
https://lebichthanh.blogspot.com/2018/06/ruoc-tom.html?m=0



Nhân tôm thịt Đà Nẵng

Cho dầu ăn vào phi hành thơm, cho hành tây xào hơi vàng, cho tôm vào xào cho thơm, vớt ra.

Thêm dầu, cho màu gấc hoặc màu điều cho lên màu, cho thịt vào xào thơm. Cho tôm vào cùng với thịt.

Thêm ít nước vào

Cho bột gạo vào khuấy đều, tắt bếp.  Nhân hơi sệt là OK.

3. Pha mắm

- Cho tất cả nguyên liệu nấu sôi lên, tắt bếp để nguội. Có thể băm nhuyễn tỏi, ớt  bỏ vào tùy thích.

Bánh chín lấy ra, cho hành lá, rắc  tôm cháy lên trên, thêm đậu phộng, bánh tráng. Bánh ăn kèm chả Huế là tuyệt. Cuối cùng chan mắm vào😋😋




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét